top of page

GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ - NHỮNG BÍ QUYẾT QUAN TRỌNG MÀ THẦY CÔ VÀ CHA MẸ NÊN BIẾT

1.Tạo lập một môi trường giáo dục an toàn và mang tính tương trợ cao.

Khi có một không gian an toàn, và được khuyến khích giao tiếp cởi mở, trẻ có thể cảm thấy thoải mái và tự do chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình mà không bị phán xét. Khi trẻ biết rằng chúng có thể nói chuyện một cách cởi mở, niềm tin sẽ được xây dựng, và trẻ sẽ có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.


Thầy cô và bố mẹ có thể thử những cách như:

  •  Thiết kế “góc bình tĩnh” – một không gian an toàn để mỗi khi cảm thấy tức giân hay buồn bã, trẻ có thể tìm đến và bình tĩnh lại. Nên bố trí thêm một vài hoạt động như “thẻ cảm xúc” hoặc tranh ảnh hướng dẫn một vài động tác thở/ yoga đơn giản để giúp trẻ xao nhãng khỏi các cảm xúc mạnh mẽ và bình tâm trở lại.

  • Bắt đầu ngày mới bằng một "cuộc trò chuyện buổi sáng" nơi trẻ có thể chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bố mẹ và thầy cô có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở như, “Hôm nay con cảm thấy thế nào?” hoặc “Điều gì đã làm con mỉm cười vào sáng nay?”


    2. Lắng nghe tích cực và công nhận:

Chỉ cần bố mẹ và thầy cô thể hiện sự chú tâm, nghiêm túc, lắng nghe tích cực mà không ngắt lời hay phán xét khi trẻ nói đã là một thành công.

  • Hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói những điều như, “Bố mẹ hiểu rằng con cảm thấy bực bội. Cảm xúc đó là điều bình thường.”

  • Trong các cuộc thảo luận trong lớp học hoặc hoạt động nhóm, hãy cho trẻ cơ hội chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình và công nhận sự đóng góp của trẻ bằng cách nói những điều như, “Cảm ơn con đã chia sẻ, ý kiến của con rất quan trọng.”


Điều đó cho trẻ biết rằng, những suy nghĩ và cảm xúc của con là quan trọng và đang được thấu hiểu, giúp trẻ cảm thấy được trân trọng và lắng nghe, và cũng tạo nên cảm giác tin tưởng và sợ dây kết nối kì diệu về cảm xúc. Mặt khác, trẻ cũng sẽ học được cách lắng nghe và công nhận cảm xúc của người khác, một kỹ năng quan trọng để xây dựng các mối quan hệ.


 3. Giúp trẻ nhận biết các cảm xúc khác nhau

  • Hãy kết hợp việc giáo dục về cảm xúc với việc khám phá và học về ngôn ngữ và từ vựng, giới thiệu các từ vựng cảm xúc và ý nghĩa của chúng, bắt đầu với những cảm xúc cơ bản trước rồi mở rộng hơn.

Điều này giúp trẻ có thể nhận biết, hiểu và gọi tên cảm xúc của mình, giúp trẻ tự biểu đạt nhu cầu và giao tiếp tự tin hơn. Khi có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là trẻ có thể hiểu được mình đang cảm thấy gì và tại sao, giúp giảm bớt cảm giác căng thẳng trước những cảm xúc mạnh mẽ.

  • Bố mẹ có thể duy trì việc thực hành sử dụng từ vựng mô tả cảm xúc trong các cuộc trò chuyện hàng ngày bằng cách đơn giản như việc dừng lại ở mỗi trang sach hoặc tạp chí và chỉ vào các nhân vật khác nhau rồi hỏi, “Con nghĩ người này đang cảm thấy thế nào?”

  • Tại lớp học, các thầy cô có thể tạo một bảng thông báo "Cảm xúc của Tuần", bao gồm các thông tin, hình vẽ và tạo các cuộc thảo luận nhỏ về ý nghĩa của cảm xúc đó, chia sẻ ví dụ, và khuyến khích học sinh sử dụng từ này khi con sáng tác, kể chuyện.

----

Nguồn: St - Dịch: FIS




Comments


bottom of page